Ninh Hòa nằm trong tỉnh Khánh Hòa, phía Bắc giáp huyện Vạn Ninh, phía Đông giáp biển Đông, phía Nam giáp thành phố Nha Trang, huyện Diên Khánh và huyện Khánh Vĩnh, phía tây giáp tỉnh Đăk Lăk.
Thị xã Ninh Hòa nằm tại ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26 đi Buôn Ma Thuột. Trung tâm thị xã cách thành phố Nha Trang 33 km, cách thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) 27 km, cách Buôn Ma Thuột 164 km..
Thị xã Ninh Hòa nằm tại ngã ba nơi giao nhau giữa quốc lộ 1 và quốc lộ 26 đi Buôn Ma Thuột. Trung tâm thị xã cách thành phố Nha Trang 33 km, cách thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh) 27 km, cách Buôn Ma Thuột 164 km..
- Năm 1653, Chúa Nguyễn Phúc Tần đánh vua champa Bà Thấm chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra dinh Thái Khang, gồm có 2 phủ Diên Ninh và Thái Khang, có 5 huyện thuộc 2 phủ là Phước Điền, Hoa Châu, Vĩnh Xương, Tân Định và Quảng Phước trên vùng đất của Khánh Hòa ngày nay. Huyện Tân Định thuộc phủ Thái Khang, chính là tiền thân của huyện Ninh Hòa ngày nay, được hình thành có ranh giới từ đèo Rù Rì đến giữa sông Dinh.
- Năm 1690, Chúa Nguyễn Phúc Trăn đổi tên Phủ Thái Khang thành Phủ Bình Khang. Kéo dài đến năm 1803 là 113 năm.
- Năm 1803, Vua Gia Long đổi Phủ Bình Khang thành Phủ Bình Hòa. Kéo dài đến năm 1831 là 28 năm.
- Năm 1831, Vua Minh Mạng đổi tên Phủ Bình Hòa thành Phủ Ninh Hòa. Kéo dài đến năm 1949 là 118 năm. (Đặc biệt, khoảng năm 1930-1931 chính phủ thực dân Pháp đổi phủ Ninh Hòa thành huyện Vạn Ninh, còn huyện Tân Định thì đổi thành phủ Ninh Hòa, theo Nguyễn Đình Tư).
- Năm 1930 - 1931, sau khi Quốc lộ 21 hoàn thành, nối liền huyện Tân Định với Tây Nguyên, huyện Tân Định trở nên phồn thịnh, Pháp cắt 7 làng ở phía Nam đèo Rọ Tượng cho huyện Vĩnh Xương và nhập 3 tổng của huyện Quảng Phước vào huyện Tân Định, đổi tên thành phủ Ninh Hòa, là huyện Ninh Hòa ngày nay, còn phủ Ninh Hòa cũ đổi thành huyện Vạn Ninh ngày nay.
- Năm 1976, huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh hợp nhất thành huyện Khánh Ninh. Ngày 23-10-1978, Chính phủ ra Quyết định số 268-CP thành lập thị trấn Ninh Hòa. Năm 1979, huyện Khánh Ninh lại được tách ra và có ranh giới như hiện nay.
- Hiện nay, phía Bắc huyện Ninh Hòa giáp huyện Vạn Ninh, phía Nam giáp Nha Trang, phía tây và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và huyện Sông Hinh (Phú Yên), phía tây và Tây Nam giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp biển Đông.
- Trước khi thành lập thị xã Ninh Hòa, huyện Ninh Hòa có 27 đơn vị hành chính gồm thị trấn Ninh Hòa và 26 xã: Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Đa, Ninh Diêm, Ninh Thủy, Ninh Hải, Ninh Trung, Ninh Tây, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Thượng, Ninh Đông, Ninh Sơn, Ninh Thọ, Ninh Phụng, Ninh Bình, Ninh Phước, Ninh Phú, Ninh Tân, Ninh Quang, Ninh Sim, Ninh An, Ninh Hưng, Ninh Lộc, Ninh Ích, Ninh Vân.
- Ngày 25 tháng 10 năm 2010, huyện Ninh Hòa được nâng lên thành thị xã Ninh Hòa.[1]
- Tại kỳ họp thứ 10 HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa V ngày 07.07.2015 đã thông qua đề án điều chỉnh địa giới hành chính thị xã Ninh Hòa, theo đó thị xã Ninh Hòa cũ sẽ tách thành hai đơn vị hành chính là thị xã Ninh Hòa và huyện Tân Định. Huyện Tân Định mới gồm 12 đơn vị hành chính cấp xã ở phía tây thị xã Ninh Hòa cũ: Ninh Quang, Ninh Bình, Ninh Tây, Ninh Hưng, Ninh Phụng, Ninh Sim, Ninh Xuân, Ninh Tân, Ninh Thượng, Ninh Trung và Ninh Sơn. Trung tâm hành chính huyện Tân Định dự kiến xây dựng tại thôn Phước Lâm, xã Ninh Xuân. Còn thị xã Ninh Hòa mới sẽ gồm 7 phường: Ninh Hiệp, Ninh Đa, Ninh Thủy, Ninh Giang, Ninh Hà, Ninh Diêm, Ninh Hải và 8 xã Ninh An, Ninh Đông, Ninh Thọ, Ninh Phước, Ninh Vân, Ninh Phú, Ninh Lộc Ninh Ích của thị xã Ninh Hòa cũ.
Thị xã Ninh Hoà, có nhiều địa danh nổi tiếng như chiến khu Đá Bàn, Hòn Hèo, căn cứ địa Cần Vương Hòn Khói - Đầm Vân, xã anh hùng Ninh An, Ninh Thọ; trên địa bàn huyện có nhiều danh lam thắng cảnh giá trị đã, đang và sẽ được khai thác phục vụ quốc kế dân sinh như Dốc Lết, Ba Hồ, hồ chứa nước Đá Bàn, suối nước nóng Trường Xuân, thác Bay (Ea - Crông- ru)...
Khoáng sản chủ yếu của Ninh Hòa là sét cao lanh, sét gạch ngói, sét Laterit, đá hoa cương phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương, có mỏ nước khoáng Trường Xuân trữ lượng lớn đang chuẩn bị đưa vào khai thác.
Ninh Hòa có Khu Công nghiệp Ninh Thuỷ đã được Chính phủ Việt Nam cho chủ trương đầu tư với quy mô khoảng 206,4 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.
Khoáng sản chủ yếu của Ninh Hòa là sét cao lanh, sét gạch ngói, sét Laterit, đá hoa cương phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng tại địa phương, có mỏ nước khoáng Trường Xuân trữ lượng lớn đang chuẩn bị đưa vào khai thác.
Ninh Hòa có Khu Công nghiệp Ninh Thuỷ đã được Chính phủ Việt Nam cho chủ trương đầu tư với quy mô khoảng 206,4 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 250 tỷ đồng.